Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Câu trả lời hoàn hảo cho nhà quản trị

By   Administrator    07/08/2022

Với sự phát triển như vũ bão của lĩnh vực chuỗi cung ứng, nhiều gã khổng lồ đến từ hầu hết các ngành công nghiệp đang đua sức để sở hữu những tài nguyên hàng đầu. Nhờ giành được những ưu thế phát triển về chuỗi cung ứng nên các ông lớn có thể làm cho thứ hạng của doanh nghiệp mình tăng lên. Vậy trong kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, nhất định người làm chủ không thể không hiểu rõ bản chất quản lý chuỗi cung ứng là gì.

Đọc bài viết sau để cập nhật đầy đủ thông tin của quản lý chuỗi cung ứng nhé.

1. Khái niệm về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng hiểu như thế nào?

Quản lý chuỗi cung ứng được viết bằng thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành đó là Supply Chain Management hay cũng được viết tắt là SCM. Đây là hoạt động quản lý đối với dịch vụ, dòng hàng và gồm toàn bộ mọi quy trình sản xuất (từ khâu nguyên liệu thô đến khâu tạo ra sản phẩm cuối cùng).

Quản lý chuỗi cung ứng là gì
Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tạo ra sức ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của nguồn cung trong doanh nghiệp. Nhờ vậy nên nó có giúp giá trị khách hàng được tối đa hóa, giúp doanh nghiệp tạo được nền tảng bền vững các giá trị cạnh tranh để tự nâng tầm đơn vị mình trên thị trường.

Hoạt động quản lý đối với chuỗi cung ứng thực chất có sự kết hợp ăn ý, nhuần nhị giữa khoa học ứng dụng và nhiều thủ pháp, biện pháp nghệ thuật. Qua đó, hoạt động này sẽ đưa ra được các cách thức tối ưu hơn khi tìm nguồn nguyên liệu thô phục vụ tạo thành sản phẩm, cung ứng dịch vụ.

Tìm hiểu về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng
Tìm hiểu chi tiết hoạt động trong quản lý chuỗi cung ứng

Mọi giải pháp quản lý chuỗi cung ứng (SCM) đều phải xuất phát từ việc giải đáp được làm thế nào nhìn nhận rõ sức mạnh của nguồn tài nguyên tiềm năng trước mắt, nhận ra mối tương quan của chúng trong hệ thống của chuỗi cung ứng.

Trên đây là những lý giải giúp bạn hiểu hơn về chuỗi cung ứng là gì. Tuy nhiên đã có thể hiểu sâu bản chất cho tới việc ứng dụng hiệu quả chuỗi cung ứng thì bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu sâu các khía cạnh của SCM.

2. Vai trò của chuỗi cung ứng quan trọng thế nào?

2.1. Vai trò quan trọng của chuỗi cung ứng SCM

Quản lý chuỗi cung ứng trong mọi doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp chuyên về mảng xây dựng, kinh doanh, sản xuất. Dưới cơ chế cạnh tranh của thị trường gay gắt như hiện nay thì vai trò này càng được thể hiện rõ. Các yếu tố giá bán, mặt hàng được kiểm soát vô cùng chặt chẽ.

Cụ thể, hoạt động này có thể quyết định đối với khả năng doanh nghiệp vươn xa và chiếm lĩnh thị trường như thế nào, hay tạo nên uy tín để chiếm lấy sự tín nhiệm từ khách hàng ra sao. Một doanh nghiệp có thể quản lý chuỗi cung ứng tốt thì sẽ thu được lợi nhuận lớn hay vươn xa tên tuổi trên hành trình khẳng định vị thế, tầm vóc trong thị trường kinh doanh cùng ngành.

Vì sao cần phải thực hiện việc quản lý chuỗi cung ứng
Vì sao cần phải thực hiện việc quản lý chuỗi cung ứng

Bất cứ chuỗi SCM nào cũng hướng tới mục đích đó là tạo ra sự đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, từ đó thúc đẩy cơ hội thu về lợi nhuận lớn của doanh nghiệp. Bởi thế, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng tác động chất lượng dịch vụ khách hàng thông qua việc giúp cho sản phẩm được cung cấp đầy đủ, kịp thời tới tay khách hàng. Khâu này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp để tránh bị lưu kho hay tồn kho.

2.2. Những tác động thiết thực của chuỗi cung ứng

Từ khái niệm quản lý chuỗi cung ứng là gì và cái nhìn tổng quan vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh, dễ thấy mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng sâu sắc. Cụ thể khi doanh nghiệp thực hiện quản lý chuỗi cung ứng sẽ nhận được những ích lợi sau đây.

2.2.1. Tiết kiệm chi phí

Khi doanh nghiệp có thể dự đoán chính xác rủi ro và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả để tránh những rủi ro đó thì có thể tiến đến nhiều mặt lợi. Một trong số đó là cắt giảm số lượng hàng hóa phải tồn lại trong kho và giúp chi phí của doanh nghiệp cũng được tối ưu.

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối ưu chi phí
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối ưu chi phí

2.2.2. Đem về lợi thế cho sự cạnh tranh

Chuỗi cung ứng bản chất vừa đem đến cho khách hàng sự trải nghiệm lại vừa có tỷ trọng chi phí chiếm phần lớn ở trong quy mô kinh doanh. Vì thế, để quản trị doanh nghiệp được tốt thì việc giảm giá thành cho các mặt hàng và tăng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm sẽ thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh.

2.2.3. Tao thúc đẩy phát triển trong doanh nghiệp

Chuỗi cung ứng có thể tác động mạnh tới khả năng chiếm lĩnh thị trường. Điều này mang tới cho khách hàn nhiều trải nghiệm tốt. Nếu có thể, việc triển khai quản trị đối với mọi khâu tại doanh nghiệp vẫn là mấu chốt để đem đến và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, từ đó mới gia tăng được sức cạnh tranh trên thị trường cùng ngành.

3. Những mô hình phổ biến của hoạt động quản lý chuỗi cung ứng

Tùy theo quy mô kinh doanh, các mức độ phát triển khác nhau để chọn áp dụng mô hình quản trị phù hợp cho chuỗi cung ứng. Có nhiều mô hình quản trị song hai mô hình phù hợp nhất được áp dụng thường xuyên có thể kể đưa vào áp dụng đối với doanh nghiệp bạn để đảm bảo hiệu quả ban đầu. Đó là gì?

Hai mô hình quản lý chuỗi cung ứng phổ biến nhất
Cập nhật những mô hình phổ biến nhất của quản lý chuỗi cung ứng

3.1. Mô hình đơn giản

Doanh nghiệp sẽ mua nguyên liệu đầu vào từ đơn vị duy nhất. Sau đó, doanh nghiệp tự tiến hành triển khai các khâu còn lại bao gồm sản xuất, vận chuyển tới khách hàng. Nói chung, doanh nghiệp hoàn toàn có thể gia nhập vào chuỗi cung ứng một cách dễ dàng chỉ thông qua những yếu tố cơ bản.

3.2. Mô hình phức tạp

Đúng như cách gọi, doanh nghiệp cần đi vào một quy trình nhiều bước phức tạp hơn. Từ khâu xử lý nguyên liệu đến việc tạo ra được sản phẩm, mọi thứ đều cần chuẩn bị tỉ mỉ trước khi đưa sản phẩm hoàn thiện tới tay khách hàng. Đến cả khâu vận chuyển cũng được thực hiện thông qua nhiều kênh.

4. Các vấn đề xoay quanh việc quản lý chuỗi cung ứng

Nếu muốn quản trị tốt chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, chúng ta cần nhận ra các vấn đề về quản lý chuỗi cung ứng.

4.1. Về chiến lược phân phối

Khi triển khai chiến lược phân phối, doanh nghiệp sẽ cần phải đảm bảo sự điều phối sản phẩm đạt được giá trị tối ưu. Các giá trị này tồn tại ở điểm dịch chuyển, nhà kho, chi phí, thời gian vận chuyển, mức độ tồn kho, …

Ngoài ra, công ty cũng phải đưa ra được những hoạch định lượng nhà kho đang phục vụ sản xuất, lưu kho. Qua đó, áp dụng các chiến lược phân phối theo cách truyền thống, chiến dịch vận chuyển trực tiếp hay vận chuyển chép để từ đó đem đến hiệu quả ở mức cao nhất.

Quản lý chuỗi cung ứng như thế nào
Quản lý chuỗi cung ứng như thế nào?

4.2. Thiết kế sản phẩm

Thiết kế sản phẩm cũng là một hạng mục mà quản lý chuỗi cung ứng phải tập trung đầu tư. Việc thiết kế cho sản phẩm có thể khiến gia tăng chi phí vận tải hoặc tồn kho nhưng tất yếu nó phải được thay đổi. Đơn giản là vì nhu cầu thị hiếu của khách hàng không đồng nhất. Nó có thể thay đổi bất cứ khi nào nên doanh nghiệp sẽ phải tạo ra được sự thay đổi mới lạ từ thiết kế sản phẩm để có thể thích ứng, đáp ứng đúng với thị trường cần ở từng thời điểm.

4.3. Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển cũng là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn của giá thành vì nó luôn ở mức cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang tìm cách để tối ưu chi phí vận chuyển thông qua chiến lược địa phương hóa đối với quy trình vận chuyển.

4.4. Kiểm soát lượng hàng hóa còn tồn kho

Để có thể giảm thiểu được mức tối đa chi phí quản trị trong doanh nghiệp cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra, doanh nghiệp cần kiểm soát tốt hàng hóa tồn kho. Việc kiểm soát này phải đáp ứng đúng tiêu chí giữ lượng hàng tồn ở mức tối thiểu. Cũng vì điều này, doanh nghiệp được lưu ý về việc nên có công cụ dự đoán về nhu cầu của khách, từ đó chuẩn bị lượng hàng tồn kho đủ cung ứng.

Như vậy, qua bài viết, bạn đọc đã được giới thiệu đầy đủ kiến thức để hiểu rõ bản chất quản lý chuỗi cung ứng là gì. Hy vọng, đây sẽ là kiến thức quan trọng để giúp những ai bước vào trọng trách quản trị doanh nghiệp có thể dễ dàng điều hành đưa doanh nghiệp phát triển nhờ biết cách quản trị chuỗi cung ứng.