Đơn xin thực tập ngành luật - cách viết để thuận lợi qua vòng sơ tuyển

By   Administrator    24/05/2022

Thực tập là giai đoạn quan trọng của cuộc đời sinh viên, đánh dấu cơ hội được đưa lý thuyết lần đầu tiên đi vào thực hành để  hiểu nghề và có những bước hành nghề đầu tiên, chuẩn bị cho cả sự nghiệp dài lâu. Vậy nên ngay từ giai đoạn này, chúng ta hãy cùng học hỏi bí quyết, kinh nghiệm viết đơn xin thực tập ngành luật để thuận lợi vượt qua thử thách đầu sự nghiệp ngành luật này.

1. Hiểu rõ hơn về đơn xin thực tập ngành luật

Đơn xin thực tập ngành luật là mẫu đơn được soạn thảo để bày tỏ nguyện vọng được thực tập vị trí thuộc lĩnh vực luật pháp tại công ty, doanh nghiệp có liên quan. Vì vậy mẫu đơn này sẽ được gửi trực tiếp tới nhà tuyển dụng  của doanh nghiệp. 

Đơn xin thực tập ngành luật
Đơn xin thực tập ngành luật

Việc bạn có được nhận vào vị trí tưởng như đơn giản nhất ở công ty hay không còn phụ thuộc vào cách bạn có đảm bảo xây dựng mẫu đơn xin việc ngành luật hiệu quả hay không. Thế nên dù là vì lý do nào đi chăng nữa thì việc cập nhật bí quyết viết đơn vẫn là quan trọng. Để biết giá trị quan trọng đó được thể hiện như thế nào và cách viết ra sao, hãy cùng tìm hiểu rõ thêm những vấn đề xoay quanh mẫu đơn này.

Tìm hiểu thêm: Những thông tin về đơn xin thực tập sinh viên

2. Vai trò của đơn xin thực tập ngành luật

Xin thực tập ngành luật cần phải viết đơn gửi tới cơ quan có liên quan tới luật pháp, đó có thể là cơ quan hành luật hoặc các đơn vị cần tư vấn luật. Mẫu đơn này thường phải được nộp kèm theo hồ sơ xin thực tập ngành luật cho nên đây sẽ là giấy tờ quan trọng không thể thiếu của bộ hồ sơ này. 

Ngoài ra, hồ sơ xin thực tập này còn bao gồm rất nhiều giấy tờ khác trong đó nếu CV xin thực tập luật được coi là chiếc chìa khóa mở cửa cơ hội thì Đơn xin việc ngành luật lại nắm giữ vai trò của một “tâm tư” bởi ở đây cho phép bạn được bày tỏ, trình bày nguyện vọng cá nhân về việc muốn đi thực tập trong lĩnh vực luật tại công ty. Qua mẫu đơn, nhà tuyển dụng càng thấy được rõ hơn thái độ ứng xử của bạn với công việc, cho thấy sự quyết tâm của bạn như thế nào đối với công việc sắp tới ở công ty nếu được nhận vào thực tập sinh.

Mẫu đơn xin đi thực tập ngành luật có vai trò vô cùng quan trọng
Mẫu đơn xin đi thực tập ngành luật có vai trò vô cùng quan trọng

Không chỉ nêu ra nguyện vọng mà đơn xin thực tập luật còn đưa ra hình ảnh của ứng viên với những điểm mạnh về những mặt có liên quan tới nghiệp vụ luật , thậm chí có cả điểm yếu cần thiết đưa ra để làm nền cho điểm mạnh nhưng đòi hỏi người viết phải thật khéo léo để không rơi vào hoàn cảnh “vạch áo cho người xem lưng”, nhất là khi chúng ta được đào tạo chuyên ngành luật đòi hỏi sự tinh tế, dứt khoát của việc dùng ngôn từ, câu chữ. 

Như vậy, có thể thấy vai trò của mẫu đơn xin thực tập ngành luật là vô cùng lớn. Nếu như không biết cách triển khai văn bản, giấy tờ này thì chắc chắn sẽ rất khó để có thể thực hiện ước mơ trải nghiệm nghề nghiệp và đưa kiến thức còn “nóng hổi” đi vào thực tiễn, và tất nhiên thực tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà sinh viên bất kỳ nào cũng phải hoàn thành mới được xét tốt nghiệp nên bằng mọi giá bạn phải được nhận vào một doanh nghiệp để thực tập. Vậy thì, với việc xin đi thực tập ngành luật thì nhất định phải tích lũy cho bản thân một chút kinh nghiệm về việc viết đơn thực tập luật nhé.

3. Hướng dẫn cách viết đơn xin thực tập ngành luật

3.1. Cập nhật những nội dung quan trọng cần có trong đơn

Để thuyết phục nhà tuyển dụng tại doanh nghiệp, bạn cần phải xây dựng được một nội dung thuyết phục. Nội dung này hướng tới những thế mạnh của bạn để khẳng định đủ khả năng làm việc trong doanh nghiệp tại vị trí có liên quan đến ngành luật. Đi kèm với đó là lý do viết đơn. Tất nhiên với mục đích xin thực tập thì lý do sẽ nói thẳng vào vấn đề này - xin được đi thực tập ngành luật.

Hướng dẫn cách viết đơn xin ứng tuyển thực tập ngành luật
Hướng dẫn cách viết đơn xin ứng tuyển thực tập ngành luật

Quan trọng hơn nữa, sau khi đã đưa được các dẫn chứng để chứng tỏ về thế mạnh của bạn có liên quan đến ngành luật thì bạn sẽ phải trực tiếp bày tỏ nguyện vọng muốn được doanh nghiệp, đơn vị nhận vào làm việc. Nội dung đó hoàn toàn không khó, hãy trình bày bằng thái độ chân thành, bằng ngôn từ chuẩn mực, tình cảm và có phần tha thiết. Tuy nhiên không được kể lể dài dòng, bày tỏ những cảm xúc quá đà dẫn tới lan man và biến tính chất của mẫu đơn xin thực tập ngành luật không còn màu sắc của thể loại đơn từ cũng như không giữ được mục đích quan trọng mà bạn muốn gửi gắm qua tờ đơn thực hiện giúp bạn.

Về những điểm mạnh trong đơn thực tập ngành luật, chúng ta nên bám sát vào các yếu tố có thể trực tiếp phục vụ cho  vị trí này, ngành nghề này. Cơ bản nhất chúng sẽ bao gồm: thế mạnh về kỹ năng, trình độ học vấn, hoạt động, sở thích. 

Xét ở vị trí của người xin thực tập thì đây là những thế mạnh gần gũi nhất với những gì các bạn đang được tích lũy, thu lượm để chuẩn bị bước ra nghề, thế nên chúng cũng sẽ giúp các bạn tỏa sáng một cách bất ngờ. Với nhà tuyển dụng, khi đồng ý tuyển một sinh viên thực tập ngành luật, thứ mà họ muốn tìm kiếm và đánh giá nhất không gì khác đó cũng chính là những thứ gần gũi như vừa nêu trên. 

Thực tập luật nên viết đơn như thế nào?
Thực tập luật nên viết đơn như thế nào?

Họ muốn biết quá trình học vấn của bạn ra sao, sự nỗ lực trên ghế giảng đường thể hiện qua số điểm, xếp loại chứng tỏ bạn đã cố gắng, cần mẫn vì sự nghiệp học hành cao cả. Một sinh viên luật, cử nhân luật sau này rất cần nắm vững kiến thức lý thuyết nên hãy có “một màn” trình bày lợi thế về học vấn thật đầy đủ, chi tiết, mạch lạc nhé. 

Cũng cần lưu ý rằng không nên trình bày trình độ học vấn dài dòng, kể từ thời học các cấp trung học cơ sở, phổ thông dù cho bạn có giàu thành tích ra sao. Xin thực tập ngành luật thì chỉ nên đưa vào đơn thực tập ngành luật lợi thế kiến thức ở thời gian gần nhất, đó có thể là xếp loại học lực ở kỳ gần nhất, điểm trung bình trung kỳ gần nhất, …

Sau đó, các hoạt động, kỹ năng cũng sẽ bổ trợ cho thế mạnh của bạn. Những nội dung này tuân thủ nguyên tắc trình bày ngắn gọn, súc tích, chỉ nêu vào trọng tâm là những thế mạnh có liên quan tới hoạt động ngành luật, chẳng hạn như có khả năng nắm bắt tâm lý tốt, có khả năng diễn thuyết, tư vấn, hiểu biết nhiều về các quy luật ứng xử trong xã hội, tư duy logic, nhận diện vấn đề nhanh nhạy, …

Kinh nghiệm đối với thực tập sinh ngành luật thì có phần yếu thế hơn do các bạn chưa có được cơ hội trải nghiệm nhiều từ thực tế vì nhiệm vụ chính vẫn là học tập, Chính vì thế mà thực tập sinh ngành luật hoàn toàn có thể giảm bớt sự đầu tư cho kinh nghiệm nhưng hãy giảm một cách thật khéo léo để đảm bảo không làm cho mẫu đơn xin thực tập ngành luật bị thiếu ý, nội dung. 

Nội dung trong đơn xin thực tập ở ngành luật cần có
Nội dung trong đơn xin thực tập ở ngành luật cần có

Đưa ra các công việc bạn từng làm ở thời sinh viên có sự liên quan nhất, chẳng hạn như nhận làm tư vấn luật kế toán cho doanh nghiệp nhỏ, tham gia vào những câu lạc bộ thực hành luật. Dù không phải là kinh nghiệm xương máu xong đó lại là những tín hiệu cực kỳ tốt cho một sự năng nổ đầu đời sự nghiệp. Nếu đang là sinh viên mà có thể hòa nhập vào các hoạt động và công việc như thế thì ắt bạn cũng đã có được những cái nhìn sâu hơn đối với nghề và tạo cho nhà tuyển dụng một niềm tin rằng, bạn hoàn toàn có thể đảm đương thật tốt vị trí thực tập sinh ở doanh nghiệp.

Một mẫu đơn dành cho người thực tập chỉ cần như thế đã đủ đầy cho sự tiếp nhận của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nội dung có đầy đủ, có viết hay tới đâu thì suy cho cùng, ứng viên cũng phải sắp xếp chúng một cách logic. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có được kỹ năng trình bày đơn xin việc mới được coi là hoàn chỉnh nội dung mẫu đơn. 

Cùng khám phá về cách trình bày sao cho chuẩn form để tận dụng hết mọi cơ hội thuyết phục, chinh phục nhà tuyển dụng bạn nhé.

Tìm hiểu thêm: Cách viết đơn xin việc qua email cho ứng viên chuẩn nhất

3.2. Lưu ý khi trình bày đơn xin thực tập ngành luật

Mẫu đơn xin được đi thực tập ngành luật cần trình bày đúng form chuẩn của đơn xin việc
Mẫu đơn xin được đi thực tập ngành luật cần trình bày đúng form chuẩn của đơn xin việc

Với vai trò là một mẫu đơn xin việc, đơn xin thực tập luật sẽ tuân thủ đúng form mẫu của đơn xin việc nói chung. Vì thế, đảm bảo cấu trúc 3 phần nội dung chính với mở - thân - kết đơn là điều quan trọng, Bên cạnh đó, đơn không chỉ được tạo thành từ 3 yếu tố này mà còn bao gồm nhiều mục khác, dù rất ngắn nhưng chúng lại là tín hiệu để đảm bảo giữ đúng chuẩn form cho mẫu đơn. Đó là gì? 

- Quốc hiệu - Tiêu ngữ viết ở ngay chính giữa, tại lề trên cùng của đơn

- Thời gian, địa điểm viết đơn: viết lệch về lề phải và dưới quốc hiệu - tiêu ngữ

- Tên đơn: Viết rõ ĐƠN XIN THỰC TẬP NGÀNH LUẬT

- Kính gửi: chú ý viết đúng đối tượng bạn cần gửi đơn và kèm theo tên công ty rõ ràng. 

Cuối đơn sẽ phải ký đầy đủ rõ ràng họ và tên.

Như vậy, bạn áp dụng theo các chỉ dẫn trên là có thể hoàn thiện mẫu đơn xin thực tập một cách hoàn hảo nhất. Bài viết này mang tới những giá trị hữu ích, vừa dễ đọc, dễ hiệu lại giúp bạn sớm áp dụng hiệu quả cho chính lá đơn của mình. Mong rằng, với chia sẻ này, con đường hành nghề của bạn trong ngành luật sẽ luôn suôn sẻ.